• Vài nét lịch sử ngành xây dựng trên thế giới.     

   Lịch sử phát triển của ngành xây dựng trên thế giới là một quá trình lao động lâu dài và kiên nhẫn của nhân loại. Hàng ngàn năm qua con người đã lao động từ chỗ theo bản năng, theo kinh nghiệm đến nghiên cứu và phát minh để hoàn thiện các công cụ lao động, vật liệu xây dựng, kết cấu công trình và các phương pháp thi công xây dựng.
Có thể nói về lịch sử xây dựng trên thế giới cùng với sự phát triển lịch sử xã hội loài người. Bắt đầu từ thời kỳ nguyên thủy, con người sống chủ yếu bằng săn bắt thú và hái lượm, thì nhà ở là những hang động, chỉ đến khi việc kiếm ăn khó khăn, con người buộc phải dời khỏi hang động đi kiếm ăn xa, lúc đó họ mới phải làm nhà để tránh mưa nắng và thú dữ.
Những công trình gọi là nhà của người nguyên thủy đầu tiên cũng chỉ là mô phỏng lại hình dáng của các hang động, được làm bằng cành cây và lá xếp lại. Hàng ngàn năm qua loài người dần dần phát triển thành một xã hội có giai cấp, các chủ nô và các lãnh chúa đã có nhiều nô lệ, và để bảo vệ quyền lợi của mình, họ bắt đầu xây thành lũy hay pháo đài, chủ yếu bằng đất đá. Điều này làm hình thành các cụm dân cư và về sau phát triển thành những khu đô thị. Tiếp theo đó là sự xuất hiện những nền văn minh cổ đại, ở những quốc gia hưng thịnh đã xây dựng được nhiều công trình to lớn bằng gạch đá, phục vụ yêu cầu của vua chúa, đồng thời thể hiện sức mạnh uy quyền thống trị hay tôn giáo, tín ngưỡng.
Trải qua thời gian, với sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh, phần lớn các công trình đó đã bị hư hỏng, đổ nát, chỉ còn một số công trình cực kỳ bền chắc mới tồn tại được đến ngày nay. Trong số đó, phải kể đến một số công trình vĩ đại đó là Kim Tự Tháp Ai Cập. Vạn lý Trường Thành ở Trung Quốc.
* KIM TỰ THÁP AI CẬP:
Khoảng 4000 năm trước công nguyên, cách thủ đô Ai Cập 35 km, giữa sa mạc mênh mông cát trắng, bên bờ sông Nin, người Ai Cập đã xây dựng nên một quần thể các kim tự tháp, làm nơi chôn cất các vua hay còn gọi là Pharaông.
                                

                                                           Các Kim Tự Tháp cổ Ai Cập 
Phần lớn các Kim Tự Tháp đã bị thời gian tàn phá, chỉ còn lại một số, trong đó lớn nhất là kim tự tháp Kêrốp cao 146m, đáy là một hình vuông có cạnh là 232m, thể tích là 2,5 triệu m3 được xây dựng bằng 2,6 triệu tảng đá, mỗi tảng đá trung bình 2,5 tấn được vận chuyển từ xa đến.
* VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH :
      -  Là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Bức thành trải dài 6,352 km, từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.


Vạn lý Trường Thành là một công trình vĩ đại, không chỉ là niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa mà còn là niềm kiêu hãnh của nhân loại về sự bền chắc của đất đá và quy mô hoành tráng của nó.        

  • Vài nét lịch sử ngành xây dựng Việt Nam.
-  Ngày 29-4-1958, theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc - nay là Bộ Xây dựng. Từ đó đến nay, ngày 29-4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam.

-  Những thành tựu trong gần 60 năm qua của ngành Xây dựng gắn liền với những sự kiện trong lịch sử giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta. Đặc biệt sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngành Xây dựng đã đi đầu lòng sự nghiệp xây dựng lại đất nước. Những kết quả trong giai đoạn này đã gắn liền với sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ những người xây dựng, sự hi sinh phấn đấu của các thế hệ và sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo tiền nhiệm của ngành Xây dựng.

-  Ngày nay, cùng với nền kinh tế cả nước trên đà phát triển mạnh và hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ngành Xây dựng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch phát triển dài hạn trong các lĩnh vực của Ngành như: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển các đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm, vùng tỉnh và các đô thị; Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD, xi măng, cùng với các Chiến lược, định hướng về cấp nước, thoát nước, quản lý chất thải rắn đô thị...trên phạm vi cả nước với mục tiêu đảm bảo sự phát triển ngành Xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng phát triển bền vững.
Ngành Xây dựng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, cả trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và nhà ở; năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về xây dựng, kể cả những công trình quy mô lớn, đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại ở trong và ngoài nước.
-  Qua gần 60 năm liên tục phát triển, ngành Xây dựng đã góp phần to lớn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước đổi mới, phát triển và hội nhập khu vực và quốc tế. Những thành tựu đạt được đã khẳng định vai trò của Ngành Xây dựng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mang lại niềm tự hào cho các thế hệ tiếp nối trong ngành Xây dựng Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

NHẬT KÝ HOẠT ĐỘNG

BÀI ĐĂNG GẦN ĐÂY